Những ưu điểm và hạn chế trong công nghệ ván khuôn tấm lớn:
Ván khuôn tấm lớn dùng cho những công trình có bề mặt lớn, như móng thiết bị, cột lớn, tường phẳng… loại ván khuôn này có những ưu, khuyết điểm như sau:
- Ưu điểm:
+ Do bề mặt của ván khuôn lớn nên chất lượng của bê tông sẽ tốt hơn, trong công nghệ ván khuôn thông thường ta phải ghép bằng nhiều tấm ván khuôn nhỏ, có nghĩa là có nhiều mối nối, vì vậy tạo nhiều khe hở, dẫn đến dễ bị mất nước xi măng trong quá trình đổ bê tông. Mặt khác nếu phải ghép nhiều tấm ván thì rất khó tạo được mặt phẳng cho bề mặt cấu kiện hoặc cả bề mặt công trình;
+ Ván khuôn tấm lớn sử dụng bền hơn: vì chúng có bề mặt là những tấm liền và được chế tạo thành hệ vững chắc ổn định. Khi tháo lắp và vận chuyển được thực hiện bởi những loại máy móc tương ứng, vì thế hạn chế được những tác động cục bộ vào từng vị trí của ván khuôn do không phải sử dụng búa, xà beng, đòn bẩy… trong tháo lắp như đối với ván khuôn thường nên nó không bị biến dạng bề mặt, sứt mẻ hoặc cong vênh mép. Chính vì vậy mà ván khuôn tấm lớn thường được sử dụng nhiều hơn;
+ Nâng cao được trình độ cơ giới hóa trong thi công xây dựng: ván khuôn tấm lớn có kích thước rộng và trọng lượng lớn. Nó có thể nặng từ vài tạ đến vài tấn và thường thì thi công trên cao nên lao động thủ công không làm được. Vì thế nó đòi hỏi phải có máy móc thiết bị hỗ trợ như cần trục, máy nâng, kích … để nâng cao trình độ cơ giới hóa công nghệ ván khuôn tấm lớn cần nghiên cứu khâu chế tạo sản xuất ván khuôn cũng như đầu tư trang thiết bị;
+ Rút ngắn thời gian tháo lắp, ván khuôn tấm lớn có kích thước thường bằng bề mặt cấu kiện và được chế tạo chính xác, cho nên tháo lắp dễ dàng nhanh chóng theo phương tiện cơ giới, từ đó đẩy nhanh tiến độ thi công công trình;
+ Ván khuôn tấm lớn sẽ đạt hiệu quả kinh tế rất cao nếu khối lượng thi công nhiều.
+ Ván khuôn tấm lớn đòi hỏi trình độ thiết kế chế tạo cao. Chúng thường được chế tạo theo hai cách:
+ Chế tạo liền mảng: cách này đòi hỏi phải có các xưởng sản xuất ván khuôn chuyên dụng, có cán bộ trình độ chuyên môn cao và đòi hỏi những lợi vật liệu tương thích;
+ Chế tạo tổ hợp: sử dụng các ván khuôn định hình panel chuẩn để tổ hợp thành bộ ván khuôn tấm lớn. Việc thiết kế chế tạo theo cách này ngoài những yêu cầu về độ phẳng chính xác cao, ván khuôn lại phải tạo thành hệ ổn định vững chắc do đó yêu cầu trình độ chuyên môn cao. Như vậy cần có công nhân thao tác lành nghề và có địa điểm gia công thuận lợi , hoặc xưởng gia công;
+ Do ván khuôn có diện tích lớn, không thể tiến hành cẩu lắp khi gió to;
+ Phải có thiết bị phù hợp như phương tiện vận chuyển, cần cẩu, vận thăng, máy nâng, tời, kích, máy nén khí, máy bơm bê tông… thì biện pháp thi công mới hiệu quả ;
+ Nếu công trình kiến trúc có hình dạng phức tạp thì chế tạo ván khuôn tấm lớn sẽ rất khó khăn, tốn kém, làm tăng giá thành sản phẩm. Vì thế trong thiết kế nhà nhiều tầng người ta đòi hỏi phải tiêu chuẩn hóa mô đun hóa rất cao, tránh những kết cấu cầu kỳ để có thể áp dụng phương pháp thi công ván khuôn tấm lớn.
+ Nếu khối lượng thi công ít hoặc dùng cho kết cấu và công trình đơn lẻ thì hiệu quả kinh tế thấp.
Ván khuôn tấm lớn thông dụng có diện tích từ 15 đến 20 m2 cấu tạo từ các tấm ván mặt, sườn và gông (thường là giàn khung), các thanh gông bằng gỗ thanh, thép, hoặc ống thép để tăng độ cứng cho ván khuôn. Ván có chiều dày 40-50mm, làm bằng gỗ thanh hay ván gỗ, ván ép hoặc thép.
Khoảng cách giữa các sườn, tiết diện của sườn và gông được xác định theo tính toán sao cho tiết diện là bé nhất. Khi tính toán phải chú ý đến các tải trọng phụ, như lực dật , lực va chạm, lực tập trung phát sinh khi cần trục làm việc. Tiết diện được chọn phải lấy tăng theo dự kiến như trong thực tế.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét